(Sửa CV) Để có một công việc như ý muốn của bản thân, không ít ai trong chúng ta đã phải lỗ lực rất nhiều trên con đường chinh phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên dù chúng ta đã cố gắng rất nhiều như vẫn không hiểu tại sao chưa được gọi phỏng vấn, hay không tìm được công việc mong muốn.
86 sai lầm thường gặp khi đi xin việc hay 86 sai lầm thường gặp trên con đường tìm kiếm việc làm qua từng bước tiếp cận thông tin tuyển dụng, hồ sơ, CV và phỏng vấn từ kinh nghiệm tuyển dụng thực tế của cán bộ tuyển dụng từ Trí Tuệ Việt sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được câu trả lời cho riêng mình:
- Không xác định đúng năng lực bản thân
- Không có mục tiêu công việc rõ ràng
- Không có kế hoạch tìm việc
- Quá phụ thuộc vào internet
- Phạm vi tìm việc quá rộng
- Dành hết thời gian để tìm việc
- Tìm kiếm công việc trong mơ
- Rải hồ sơ (spam hồ sơ)
- Bỏ qua phần mô tả công việc
- Lỗi ngữ pháp hay chính tả trong đơn xin việc, CV, email…
- Cung cấp thông tin liên lạc không chính xác
- Viết tắt, sao chép không chọn lọc, sai lỗi trình bày văn bản cơ bản
- Không có hồ sơ cá nhân
- Kinh nghiệm làm việc được viết giống như mô tả công việc
- Sắp xếp thông tin sai trật tự
- Cho thêm những thông tin không cần thiết hoặc mang tính tiêu cực
- Không nhắc đến các kỹ năng IT
- Thiếu thông tin cơ bản: họ tên, số điện thoại, email, giấu năm sinh, giấu nghiệp vụ…
- Lỗi trình bày: màu mè, nhiều form cỡ chữ, rườm rà, luộm thuộm…
- Để tên người nhận không rõ ràng
- Địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp quá cute: hotboynoiloan@….., khongyeuanhdau@……, girlxinh@……, toiyeuvietnam@email.com , cobetocdai123@email.com .v.v
- Ảnh đại diện không phù hợp, đặc biệt là trong CV
- Gửi email không có nội dung, nội dung quá tiết kiệm
- Gửi nội dung email sai chính tả, ngữ pháp
- Gửi email CC, BCC
- Forward email, coppy email mà không chỉnh sửa tên nhà tuyển dụng
- Để hộp thư trả lời tự động, nhạc chờ điện thoại dễ thương, kute
- Quên phần chữ ký trong email, không có chữ ký email, thông tin liên lạc không chính xác
- Tên tệp đính kèm sai cấu trúc, không đúng quy định lưu tên file, định dạng…
- Quên đính kèm tệp, đính kèm toàn bộ hồ sơ xin việc
- Bìa hồ sơ để trống hay nhàu nát, lấm lem…
- Giấy tờ trong hồ sơ lộn xộn, không đúng khổ giấy
- Nộp hồ sơ bản photo, nhàu nát, …
- Thư ứng tuyển (đơn xin việc, thư xin việc) quá dài, văn hoa, bóng bẩy
- Thư xin việc bố cục lộn xộn, rườm rà, không có điểm nhấn
- Thư xin việc giống một bản CV
- Thiếu hoặc ghi sai vị trí ứng tuyển, ghi sai thông tin nhà tuyển dụng
- Sử dụng cùng một mẫu thư xin việc cho nhiều công việc khác nhau nhưng không đổi tên công ty và người nhận
- CV quá dài, không có điểm nhấn, không biết chọn loại CV phù hợp
- Sử dụng một CV và đơn xin việc chung cho tất cả các vị trí ứng tuyển
- CV lạc đề, kể lể quá dài dòng, lan man, không tập trung mô tả các công việc chính, phù hợp với những gì nhà tuyển dụng mong đợi.
- Chỉ kể về công việc đã làm mà không mô tả được những kiến thức, kỹ năng mà mình đã có được qua công việc đó.
- Cường điệu, phóng đại những việc bạn đã làm trước đây.
- Chú trọng mô tả trách nhiệm công việc mà bỏ qua thành tích đạt được
- Thổi phồng thành quả làm việc
- Nói chung chung về các thành tựu
- Không chứng tỏ được bạn là sự lựa chọn tốt nhất
- Quá khiêm tốn và nhún nhường
- Sử dụng đại từ danh xưng ngôi thứ nhất “Tôi”
- Không kiểm tra vẻ bề ngoài trước khi tới cuộc phỏng vấn
- Không hiểu về vị trí đang ứng tuyển
- Không biết về thông tin của Nhà tuyển dụng
- Không chuẩn bị khi đi phỏng vấn
- Không đặt câu hỏi sau cuộc phỏng vấn hoặc câu hỏi không hấp dẫn
- Quên viết thư cảm ơn được gọi phỏng vấn
- Khoe bằng cấp không đúng chỗ
- Nói xấu Công ty cũ, sếp cũ trong bản sơ yếu lí lịch và khi trả lời phỏng vấn
- Để điện thoại di động ở chế độ bật, nghe điện thoại trong khi phỏng vấn
- Thể hiện mình đang tuyệt vọng hoặc quá tự ti do chưa có việc làm
- Qúa tập trung vào bản thân, nói quá nhiều hoặc quá ít về bản thân hoặc công việc đã làm
- Không thể trả lời những câu hỏi cơ bản về năng lực của bản thân
- Đến muộn trong buổi phỏng vấn
- Che giấu điểm yếu
- Trả lời sai câu hỏi của nhà tuyển dụng
- “Nhắc khéo” nhà tuyển dụng về sự quen biết với một quản lý cấp cao trong công ty
- Liên tục hỏi về vấn đề lương bổng
- Nịnh bợ nhà tuyển dụng
- Không nhìn vào người phỏng vấn
- Ứng viên quá xúc động
- Không biết điểm mạnh, điểm yếu của mình
- Có thái độ thô lỗ với người tiếp nhận hồ sơ
- Trả lời những câu sáo mòn và khuôn mẫu
- Sử dụng ngôn ngữ không thích hợp
- Yêu cầu người phỏng vấn không đề cập đến sếp cũ và Công ty cũ
- Đề cập quá nhiều đến lợi ích của bản thân
- Hủy cuộc phỏng vấn mà không báo trước
- Quá suồng sã
- Trả lời phỏng vấn “Em muốn thử sức mình”
- Ảo tưởng về năng lực, trình độ, kiến thức của mình
- Không chuẩn bị kiến thức, kỹ năng nền tảng cho công việc ứng tuyển
- Ngắt lời người phỏng vấn
- Cố tình lấn lướt người phỏng vấn nhằm tạo thế chủ động
- Lý sự, tranh cãi tay đôi với người phỏng vấn
- Nhìn đồng hồ đeo tay hoặc treo tường
- Không gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn
- Không chủ động liên lạc hỏi kết quả sau phỏng vấn
Chúc các bạn thành công!
Quỳnh Nga TTV
- Sửa CV,
www.suacv.com - www.facebook.com/dayvietcv
Nguồn: Tin học văn phòng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét