[Chia sẻ] 7 kinh nghiệm để tự tin khi phỏng vấn

Share & Comment
Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm về trả lời phỏng vấn được không ạ?

- Nguyễn Thu Hà,





---------
Trả lời:

Chào em Hà,

Mỗi ứng viên đều có cho mình vô vàn những trải nghiệm phỏng vấn khác nhau. Từ những câu hỏi dễ dàng, cho đến những tình huống khó khăn – không ai là giống ai cả. Tuy nhiên, nếu nói về những bí quyết chung để có thể tự tin và chinh phục Nhà tuyển dụng tốt hơn, thì có thể kể đến một vài điều sau:

1/. Chuẩn bị kỹ:

Anh vẫn thường nói với các học viên rằng: “Đây là kỷ nguyên của thông tin. Người nào nắm được càng nhiều thông tin thì người đó càng có nhiều lợi thế. Thông tin bao gồm “biết người” (hiểu về Nhà tuyển dụng, công việc ứng tuyển) và “biết ta” (hiểu về những mong muốn, khả năng và giá trị của bản thân). Vì vậy, điều đầu tiên em cần biết đó là Chuẩn-bị-kỹ-càng-trước-khi-đi-phỏng-vấn.

2/. Kỹ năng giao tiếp:

Phỏng vấn tuyển dụng không đơn thuần chỉ cần kỹ năng phỏng vấn nói riêng, mà em cần thông thạo hàng loạt kỹ năng mềm khác, trong đó – kỹ năng giao tiếp, là kỹ năng được ứng dụng nhiều nhất. Em cần giao tiếp với bất kỳ ai em gặp trước, trong và sau quá trình phỏng vấn. Thứ nhất, vì họ cũng đóng góp ý kiến về em trong cuộc họp xét kết quả tuyển dụng và thứ hai, rất có thể đó chính là những đồng nghiệp tương lai của em. Việc xây dựng những ấn tượng tốt đẹp ngay từ bây giờ chẳng phải là tốt hơn rất nhiều sao?

3/. Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục:

Đồng hành với kỹ năng giao tiếp chính là – kỹ năng thuyết trình, thuyết phục. Cho dù em có chuẩn bị kỹ đến đâu, nhưng nếu như không biết thể hiện những thông tin đó là một cách tốt nhất thì cũng như là “xôi hỏng bỏng không”. Nếu như em không bảo vệ được ý kiến của mình, không chứng minh được cho NTD rằng mình là ứng viên phù hợp nhất thì điều đó tương đương với thất bại. Cơ hội không lặp lại lần 2, vì thế hãy rèn luyện kỹ năng này thật tốt nhé.

4/. Kỹ năng phản xạ linh hoạt:

Những ứng viên có kinh nghiệm không lạ gì những câu hỏi tình huống mà NTD thường xuyên đưa ra trong suốt quá trình phỏng vấn. Có khi là những tình huống chuyên môn như “Bạn hãy thử bán món hàng này cho tôi” hoặc nhiều lúc lại là những tình huống oái oăm như “Nếu tôi đưa cho bạn 10 tỷ ngay lập tức, bạn sẽ làm gì?”… Việc luyện tập tư duy nhanh nhạy và phản xạ linh hoạt sẽ giúp em thích ứng được nhanh hơn, từ đó đưa ra giải pháp tốt hơn.

5/. Yếu tố kinh nghiệm:

Phỏng vấn là hoạt động thực hành, từ trải nghiệm sẽ biến thành kinh nghiệm. Như ông bà ta nói: “Trăm hay không bằng tay quen”, một ứng viên nếu trải qua càng nhiều cuộc phỏng vấn thì sẽ càng dạn dĩ, tự tin hơn. Tất nhiên, nếu như sau mỗi lần phỏng vấn mà em không rút ra được bài học nào cho mình thì coi như là không. Nên bài học ở đây là – khi phỏng vấn về, ngay lập tức tìm chỗ yên tĩnh, hồi tưởng lại cuộc đối thoại vừa xong, ghi chép lại xem mình làm tốt chỗ nào, chưa tốt chỗ nào, có thể làm gì để nó tốt hơn… đó là cách em tự trưởng thành và đảm bảo để lần sau thành công hơn lần trước.

6/. Sự khác biệt:

Giữa một rừng ứng viên, nếu không tìm ra sự khác biệt của mình thì làm sao em nổi bật được? Khác biệt không có nghĩa là phải “khác thường”, thậm chí “dị thường”. Khác biệt ở đây là tạo ấn tượng cho NTD, khiến người ta phải nhớ về mình với 1 hoặc 1 vài chi tiết đặc biệt nào đó. Ví dụ: Ứng viên có ngoại hình đẹp, diện mạo có cảm tình, ứng viên thân thiện, giao tiếp tốt, ứng viên có tư duy, ý tưởng độc đáo, ứng viên có sở thích đặc biệt, ứng viên có những điểm chung với người phỏng vấn… Bằng cách tạo ra sự khác biệt, em đã thành công hơn 1 nửa rồi đó.

7/. Luôn ghi nhớ cảm ơn người phỏng vấn:

Ấn tượng cuối cùng quan trọng chẳng kém gì ấn tượng đầu tiên. Sau 1 ngày với hàng chục cuộc phỏng vấn, NTD có thể không nhớ ra em là ai. Vì vậy, điều cần thiết là viết 1 email cảm ơn gửi trực tiếp tới NTD trong vòng 24h. Đó là cách để em tạo thêm thiện cảm, nhấn mạnh sự khác biệt và tri ân người phỏng vấn vì đã giành thời gian cho mình. Đó luôn là cách tốt để khép lại cuộc phỏng vấn thành công.

Với những gợi ý này, anh tin rằng em sẽ tự tin hơn rất nhiều trong quá trình tìm kiếm công việc mình yêu thích. Đừng quên chia sẻ bài viết này cho những người bạn của mình nhé. Chúc các em thành công. 

- Diễn giả Nguyễn Quốc Chiến,
Chuyên gia Tư vấn, Đào tạo,

* Ghé thăm Fanpage Dạy viết CV để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác *
Labels: ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © Sửa CV | Design By Aone JSC | Template By TemplatePixel